728x90 AdSpace

Tin Mới

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính

Loa vi tính là một công cụ giúp cho con người của cuộc sống hiện đại tận hưởng những giây phút thư giản thông qua những giai điệu tuyệt vời để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nhưng loa vi tính hay bất cứ những sản phẩm công nghệ điện tử nào khác thì nó sẽ luôn xảy ra những lỗi khi sử dụng qua một thời gian. Điều đó sẽ làm cho bộ loa yêu quý của chúng ta sẽ không còn tuyệt hảo như lúc ban đầu mới mua về nữa, những lỗi đó xảy ra một thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến độ bền của loa và thậm chí nó sẽ làm cho loa của chúng ta hư hỏng. Hãy dành ra vài phút để xem và rút ra cho mình một số kinh nghiệm để khắc phục một số lỗi phát sinh từ bộ loa vi tính qua bài viết này nhé.

Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính

Phải bố trí loa như thế nào để thưởng thức đầy đủ chất lượng của chúng?

Với dạng loa Stereo 2.0, thì bạn chỉ việc đặt chúng hai bên màn hình máy tính, hướng về phía hai tai người nghe. Nhưng điểm cần chú ý là loa trái và loa phải cần ở đúng bên của nó. Điều này sẽ có giá trị khi bạn chơi game, vì âm thanh được phát đúng theo vị trí của vùng phát ra tiếng động trên màn hình. 
Trong bộ loa 2.1, là bộ loa 2.0, nhưng có thêm thùng loa trầm, thì thùng loa cộng thêm này nên được đặt sát mặt đất hay góc phòng để làm tăng thêm hiệu ứng bass của nó. Với loa 4.1 được thiết kế để đặt hai loa vệ tinh đặt phía trước, và loa trầm bố trí sát đất như loa 2.1, thì hai loa còn lại được đặt phía sau hai tai của người nghe. 

Khi lắp đặt loa 5.1 thì việc đầu tiên cần quan tâm là tìm nơi đặt loa trung tâm. Loa này cần được đặt ở chính diện, ngay trước mặt hướng về phía người nghe. Cách tốt nhất là bạn đóng một chiếc kệ treo để đặt nó vào vùng không gian ngay phía sau màn hình. Các loa vệ tinh và loa siêu trầm còn lại đặt ở các vị trí tương tự như loa 4.1.

Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính 1

Với hệ loa 7.1, bạn cần dùng giá treo, hay chân đứng, để giữ các loa vệ tinh ở vị trí ngang tầm tai người nghe. Hai loa trước (front) được đặt trước mặt nghiêng xéo một góc 45 độ hướng về phía người nghe, hai loa giữa (surround) đặt hai bên tai người nghe, còn hai loa sau (rear) thì đặt phía sau tai, sao cho với khoảng cách từ chúng, cũng như từ các loa phía trước đến tai, là bằng nhau. Trường hợp bạn muốn treo hai loa vệ tinh phía sau lên trần nhà hay đặt ở vị trí trên cao, thì nón loa cũng phải hướng xuống phía người nghe.

Dù ít hay nhiều, và lắp đặt ở phía trước hay phía sau, thì vị trí bên trái hay bên phải của các loa vệ tinh vẫn phải luôn được đảm bảo. Mỗi loại sound card thường có sẵn các chương trình dùng để kiểm tra việc lắp đặt vị trí các loa. Tiện ích hỗ trợ sẽ phát ra âm thanh cho từng chiếc một trong hệ thống loa, khi bạn bấm vào nó trong sơ đồ. Cách này sẽ giúp bạn kiểm tra lại vị trí lắp đặt của mình đã chính xác hay chưa.
Như vậy chúng ta sẽ rút ra được là việc lắp đặt rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng âm thanh phát ra từ loa mà bạn nghe được.

Tỉ số tạp âm và tần số đáp ứng có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của loa?


Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính 2


Tỉ số tạp âm là cường độ tín hiệu âm thanh trên nền tiếng ồn. Lưu ý rằng loa có tỉ số tạp âm càng cao thì sẽ cho tiếng rõ và ít ồn hơn loa có tỉ số tạp âm thấp. Tỉ số này trung bình vào khoảng 75dB

Tần số đáp ứng của loa là vùng tần số âm thanh mà loa có thể phát ra được. Vì thế, vùng tần số này càng rộng, thì khả năng phát âm của loa sẽ tốt hơn, nghĩa là tiếng bass sẽ có thể trầm hơn và tiếng treble sẽ có thể cao hơn. Do tai người chỉ có thể nghe được vùng tần số từ 20Hz cho đến 20KHz, nên hầu hết các dòng loa tầm trung và cao cấp đều thể hiện tốt vùng tần số này.

Nên dùng kết nối Digital hay Analog để kết nối từ sound card sang loa ?


Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính 3

Nếu cả sound card và bộ loa mà bạn đang dùng đều hỗ trợ kết nối kỹ thuật số, thì bạn nên chuyển sang dùng loại cáp nối kỹ thuật số Digital. Loại cáp này sẽ kết nối từ cổng Digital out của sound card sang hộp kết nối của loa. Loại cáp kỹ thuật số đồng trục này thường được mạ vàng ở các đầu cắm kim loại, và bọc bạc ở lớp vỏ dây nối, nên sẽ đảm bảo giữ nguyên chất lượng âm thanh khi truyền dẫn.

Điều này sẽ tùy thuộc vào sự tương thích giữa sound card và loa mà bạn sử dụng. Cáp nối Analog đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng có điểm yếu là chất lượng âm thanh thường suy giảm khi truyền tải. Đồng thời, số lượng cáp mà bạn phải dùng khá nhiều, gây bất tiện và phiền phức trong việc lắp đặt và bảo quản.

Tại sao không nghe được âm thanh phát ra từ loa vi tính ?


Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính 4


Nếu đã xác định sound card không có lỗi, thì hãy kiểm tra theo các bước sau để tìm ra nguyên nhân :

Lỗi thứ nhất, trong ba nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng mất tiếng trên loa là bạn cắm nhầm đầu cáp nối vào cổng mi-crô hay Line in, thay vì cổng Line out hay Speaker trên sound card. Lỗi thứ hai là bạn dùng loại loa chấp nhận âm thanh từ hai hay nhiều nguồn phát âm khác nhau, và bạn đã bật nhầm nút chuyển sang nguồn phát khác với máy tính. Lỗi thứ ba, phần âm thanh phát ra loa cũng sẽ biến mất, nếu như bạn đang cắm tai nghe vào lỗ headphone trên loa.

Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính 5


Xác định là đèn Power trên loa phải sáng để xác định việc loa đã được cấp nguồn. Kế tiếp là dây cáp tín hiệu dẫn từ sound card đến loa phải còn nguyên vẹn, không bị bẻ gãy hay côn trùng cắn đứt. Sau đó, bạn hãy tăng mức âm lượng phát ra loa bằng cách bấm vào biểu tượng chiếc loa trên khay hệ thống, rồi kéo con trỏ trên thanh trượt lên đến mức trung bình. Cũng để tăng âm lượng vật lý, bạn hãy vặn nút Volume trên loa sang các mức độ cao hơn vị trí hiện tại.
Sau đó, bạn hãy tăng mức âm lượng phát ra loa bằng cách bấm vào biểu tượng chiếc loa trên khay hệ thống, rồi kéo con trỏ trên thanh trượt lên đến mức trung bình. Cũng để tăng âm lượng vật lý, bạn hãy vặn nút Volume trên loa sang các mức độ cao hơn vị trí hiện tại.

Như vậy, tôi và các bạn đã điểm qua được một số lỗi thường gặp ở loa vi tính, và đã biết được một số mẹo đơn giản để chữa trị cho chúng. Chúng ta sẽ không còn nỗi lo về những sự cố đó nữa và đặc biệt chúng ta đã tiết kiệm được chi phí sửa chữa và thời gian của mình. Chúc bạn thành công !
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Mẹo sửa một số lỗi thường gặp ở loa vi tính Description: Sau đây là những lỗi thường gặp ở loa vi tính và chỉ cần vài phút để xem là chúng ta có thể chữa được bệnh của chúng và sẽ không tốn một chi phí nào Rating: 5 Reviewed By: Unknown
Scroll to Top