Công nghệ đã và đang đóng một vai trò rất lớn với cuộc sống hiện đại của con người. Những sản phẩm công nghệ là công cụ giúp cho con người chúng ta rất nhiều hữu ích trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt đó chính là loa nghe nhạc giúp cho chúng ta thưởng thức những giai điệu du dượng từ những bài hát yêu thích của mình sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Nhưng một điểm yếu chung của tất cả những sản phẩm công nghệ đó chính là lỗi phát sinh kỹ thuật. Các bạn vẫn luôn lo sợ chỉ vì không biết bộ loa nghe nhạc yêu quý của mình đang bị “bệnh” gì. Hãy cùng với tôi đi tìm hiểu những lỗi phát sinh của chúng sau một thời gian sử dụng qua bài viết sau.
Nhận biết âm lượng bị hỏng
Trong quá trình sử dụng, nếu có thêm tiếng rột rẹt khi bạn vặn nút volume (hoặc các nút khác) của loa, hoặc tăng giảm volume đều không có tác dụng, hoặc volume bị dính chặt cứng không thể vặn được là biến trở làm volume đã bị hư.
Khi đó, bạn có thể đem loa đi bảo hành hoặc đem đến các tiệm sửa chữa điện tử để họ thay biến trở với chi phí khoảng vài chục nghìn đồng. Ngoài ra, nếu sau một thời gian sử dụng, các loa phát âm thanh không đều nhau (có cái nhỏ, cái to) là mạch khuếch đại của loa đã bị hư linh kiện.
Cài thêm trình phát nhạc để nghe hay hơn
Trên máy tính, bạn sẽ dùng các phần mềm để mở file nhạc, đĩa VCD, DVD... nên ngoài việc điều chỉnh loa và chương trình điều khiển các ngõ tín hiệu, bạn còn có thể chọn hoặc điều chỉnh chế độ âm thanh (Equalizer) như Classical, Full Bass & Treble, Live, Pop, Rock, Techno... để nghe được nhạc hay hơn.
Bạn còn có thể cài thêm các phần mềm tăng chất lượng âm thanh tương ứng với phần mềm đang dùng để làm cho âm thanh phát ra sống động hơn. Chẳng hạn, bạn cài thêm chương trình DFX khi nghe nhạc và xem phim bằng chương trình Winamp thì nghe được âm thanh hay hơn.
Hai nguồn tín hiệu đầu vào Input của loa nghe nhạc
Trên loa có 2 nguồn tín hiệu đầu vào (input). Do vậy, bạn có thể vừa dùng nó để kết nối với ngõ cắm âm thanh trên máy tính và kết nối với thiết bị phát âm khác như đầu đĩa. Khi thực hiện, bạn cần lưu ý, nếu loa có nút công tắc chuyển, bạn hãy cắm cùng lúc 2 nguồn tín hiệu vào nó; ngược lại, mỗi lúc bạn chỉ nên cắm 1 nguồn tín hiệu, vì nếu cắm cả 2 nguồn tín hiệu thì loa sẽ phát tiếng rất nhỏ.
Cài đúng driver âm thanh
Một điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý đó là bạn phải cài đúng driver cho card âm thanh. Đối với những mainboard, card âm thanh hỗ trợ chuẩn cao hơn 4.1, bạn hãy cài nguyên bộ driver card âm thanh có trên đĩa driver kèm theo thay vì cài riêng driver cho nó.
Khi đó, ngoài việc cài driver cho card âm thanh, quá trình cài đặt còn cài thêm chương trình điều khiển các ngõ âm thanh ở phía sau thùng máy. Nếu cắm sai hoặc điều chỉnh các ngõ tín hiệu sai, bạn chỉ có thể thưởng thức âm thanh ở chuẩn 2.1.
Tôi tin rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được cho mình những kiến thức để nhận biết được bộ loa nghe nhạc ở nhà đang bị bệnh gì rồi nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét