Thị trường thiết bị nghe nhìn nói chung đang càng lúc càng phát triển và đa dạng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đặc biệt là đối với thị trường loa nghe nhạc. Cách đánh giá tốt nhất về chất lượng của một chiếc loa nghe nhạc hiện tại thì các bạn nên dựa trên các thông số kỹ thuật của loa.
Một quan niệm chung của tất cả mọi người chưa tìm hiểu về loa nghe nhạc khi đánh giá thì loa nào cũng như nhau và mọi người cho rằng một chiếc loa nghe nhạc chỉ cần cho ra tiếng ấm thì loa đó sẽ là loa chất lượng. Điều đó không sai khi nhận xét bao quát nhưng nếu chỉ đánh giá chất lượng một bộ loa nghe nhạc dừng lại ở đó thì lựa chọn một bộ loa nghe nhạc phù hợp thì hoàn toàn sai lầm.
Hãy cùng tôi đi tìm hiểu về cách đánh giá chất lượng của loa nghe nhạc qua thông số kỹ thuật để lựa chọn cho chính mình một bộ loa nghe nhạc phù hợp các bạn nhé.
Thông số kỹ thuật của loa nghe nhạc là gì ?
Thông số kỹ thuật là những con số được nhà sản xuất đề ra cho sản phẩm của họ. Thương hiệu càng uy tín thì cũng đồng nghĩa là độ chính xác về những thông số kỹ thuật của sản phẩm đó càng cao.
Cách đánh giá chất lượng của loa nghe nhạc qua thông số kỹ thuật của loa
1. Giá trị công suất RMS và Peak của loa
Với nhiều nhà sản xuất loa, các bạn sẽ thấy họ công bố rất nhiều mức công suất khác nhau cho một chiếc loa khiến nhiều người đôi khi hiểu lầm về con số này. Ví dụ như loa nghe nhạc GoldTV-BLUETOOTH công bố công suất: RMS: 160W; PEAK: 200w. Vậy đâu là mức công suất thực của chiếc loa này ?
Thực tế cho thấy loa không bao giờ phát ra một âm thanh "đều đều" từ đầu đến cuối khi sử dụng mà sẽ thay đổi to, nhỏ khác nhau, vì vậy để xác định sự thay đổi biên độ nhanh chóng của một cường độ sóng âm, người ta thường dùng một giá trị trung bình. Công suất RMS (Root Mean Square) được sử dụng để mô tả năng lực bình quân của sóng âm. Chính vì thế mà nhà sản xuất thường công bố mức công suất RMS và công suất đỉnh của loa chênh lệch nhau rất nhiều. Và thông thường loa chỉ có thể đạt mức công suất đỉnh này trong khoảng thời gian rất ngắn, sẽ hư lập tức nếu hoạt động với mức công suất này quá thời gian cho phép. Ngoài ra nhiều nhà sản xuất còn công bố mức công suất Programme, cũng là mức công suất đỉnh nhưng là đỉnh của mức trung bình (RMS), nghĩa là loa thường xuyên "đạt đỉnh" và hoạt động ở mức công suất này.
2. Mức độ âm lượng lớn của loa
SPL là viết tắt của mức độ áp lực âm thanh và cũng thường được gọi là hiệu quả và độ nhạy của loa đo bằng đơn vị dB. Thông số này đại diện cho độ lớn loa là bao nhiêu. Một SPL cao hơn tương đương với một loa to hơn. Bạn có thể thấy con số này trong bảng kỹ thuật hoặc phía sau thùng loa, nơi kết nối jack cắm loa của một số nhà sản xuất.
Một nguyên tắc chung là để tăng âm thanh đầu ra 3 dB, bạn phải cấp gấp đôi công suất cho loa. Ví dụ loa có 90dB SPL 1W/1M thì để chơi được độ to 93 dB bạn sẽ phải cung cấp 2 Watt, và 96 dB sẽ là 4 Watt.
Tầm quan trọng của độ nhạy của loa đôi khi bị bỏ qua. Sau đây là cách rõ rệt sự khác biệt có thể được. Nếu loa được đánh giá ở mức 83 dB SPL 1W / 1M, sau đó để đạt tới đỉnh cao 104 dB SPL các loa sẽ cần một bộ khuếch đại có khả năng sản xuất vượt mức 125 watt cho mỗi kênh. Nhưng, nếu một loa được đánh giá ở 98 dB SPL 1W / 1M, để đạt được cùng một SPL 104 dB có thể chỉ tốn 4 watt. Đó là lợi thế của các loa có độ nhạy hay SPL cao, nhưng nhiều người thường bỏ qua thông số này.
3. Mức đáp ứng tần số của loa
Với mỗi thiết bị âm thanh cụ thể, không chỉ riêng với loa, đều có những mức đáp ứng tần số của nó. Con số này cho bạn biết được rằng sản phẩm đó có thể sản xuất âm thanh ở những dải tần số cụ thể nào, có thể biểu diễn bởi từng khoảng (vd: 20Hz-20kHz) hoặc theo đồ thị đáp tuyến tần số bằng hình ảnh. Tùy chức năng của mỗi chiếc loa (loa sub hay loa full) mà thông số này cho biết khả năng thể hiện âm thanh ở tần số khác nhau. Đây là những con số có thể tin cậy được mà nhà sản xuất đã tiến hành đo lường và công bố đến khách hàng của mình.
Bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức và thay đổi đi cách nhìn nhận và đánh giá chất lượng của một bộ loa nghe nhạc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét